Cảm · Du lịch đó đây · My journey in Australia

The first true week in the Land Down Under

Như vậy là đã một tuần thực sự sống ở xứ sở Kangaroo rồi.

So với hai chuyến đi 2017 và 2018 với vai trò là người lang thang du lịch đó đây trên khắp các con đường, mình lại được làm sinh viên của nước Úc xinh đẹp này. Cuộc sống sinh viên vất vả thật sự với những người không có đầy đủ tiền nong như mình để chỉ chuyên tâm lo học thôi. Uh mà bao nhiêu thế hệ người, từ bao nhiêu quốc gia đến đây rồi cũng vượt qua cả, nếu không nhờ hai chuyến đi trước, mình cũng chẳng chuẩn bị kịp trước tinh thần là bên này buồn lắm, thực sự.

Continue reading “The first true week in the Land Down Under”

Chính sách công

Chính sách dán nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm: thực tiễn toàn cầu và định hướng sắp tới

Dán nhãn dinh dưỡng (Nutrition labelling) trên bao bì thực phẩm được các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Đến cuối thế kỷ 20, cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ mới bắt đầu áp dụng các hệ thống dán nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì (gọi tắt là DNDD). (front-of-package (FOP) nutrition labelling). DNDD cho phép người mua đưa ra quyết định qua nội dung về dinh dưỡng hay thông tin sức khỏe ở mức tương đối về 1 sản phẩm 1 cách  đơn giản, dễ nhìn và dễ đọc. Mục tiêu của chính sách DNDD là: cung cấp thông tin thêm cho người tiêu dùng về các lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn; và khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành nghiên cứu thay đổi công thức sản phẩm (reformulate) hướng đến các lựa chọn lành mạnh hơn. Các nghiên cứu gần đây tổng kết lại các thực tiễn áp dụng DNDD theo bảng dưới đây. Tuy nhiên, chính sách DNDD của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ngày càng thu hút sự quan tâm đặc biệt. Trong khi DNDD là công cụ marketing, hơn là mục tiêu sức khỏe cộng đồng, mục đích của bài viết này đưa ra cập nhật về tổng quan chính sách toàn cầu liên quan đến DNDD do chính phủ dẫn dắt và có cái nhìn thấu đáo hơn về việc thực thi chính sách này.

Continue reading “Chính sách dán nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm: thực tiễn toàn cầu và định hướng sắp tới”

Chính sách công · Policy · Tư liệu từ nguồn khác

Úc và New Zealand là điểm nóng về sự ảnh hưởng của Trung Quốc

Nguồn: https://www.npr.org/2018/10/02/627249909/australia-and-new-zealand-are-ground-zero-for-chinese-influence

Từ một ngọn đồi nhìn xuống Canberra, thủ đô của nước Úc, Clive Hamilton chỉ vào National Carillon, một tháp chuông đổ chuông vào buổi trưa, với 1 tấm kính khổng lồ và bê tông đá nguyên khối (monolith).

“Đó là địa điểm của ASIO,”Clive nói, dùng thuật ngữ tắt của cục tình báo Úc, Australian Security Intelligence Organization.

Anh ta chỉ tay về tòa nhà cảnh sát liên bang Úc và một khu phức hợp ở giữa, nơi có Đại sức quán Trung Quốc.

“Họ đã chọn vị trí đó, và họ có nhiều quyền lực (clout), họ có khuôn viên rộng, và muốn gì là có đó xung quanh đây,” Clive nói.

Khi Hamilton, giáo sư Đại học Charles Sturt, lần đầu công bố quyển sách mới của mình, Silent Invasion: China’s Influence in Australia, nỗi lo sợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã len lỏi vào. Nhà xuất bản ban đầu của Hamilton, Allen and Unwin, thông báo cho ông rằng cuối tháng 11 năm ngoái, họ đã hủy xuất bản sách vì lo ngại hành động pháp lý từ cái được gọi là “những nhân tố gây ảnh hưởng của Bắc Kinh”.

Continue reading “Úc và New Zealand là điểm nóng về sự ảnh hưởng của Trung Quốc”

Uncategorized

Người tiêu dùng sử dụng thông tin về bền vững để giảm thức ăn dư thừa

Nguồn: OECD (2016), “Behavioural Insights for Environmentally Relevant Policies: Review of Experiences from OECD Countries and Beyond”, OECD, Paris; ECORYS, Tilburg University and GfK (2015), Milan BExpo 2015: A behavioural study on food choices and eating habits, Brussels, doi: 10.2838/537411.

Quốc gia: Italy
Lĩnh vực: Môi trường/Phát triển bền vững
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Người tiêu dùng, Y tế, Nông nghiệp và Thực phẩm Châu Âu (CHAFEA)
Thời điểm bắt đầu: 30/6/2015
Thời điểm kết thúc: 6/7/2015
Mục tiêu: Kiểm tra lựa chọn của người tiêu dùng trong mối quan hệ với bền vững thực phẩm (food sustainability), đặc biệt là việc chọn mua thực phẩm bền vững
Phương pháp: Thực nghiệm với 303 khách hàng đến hội chợ Milan Expo, kiểm tra tính ứng dụng của cả việc kích hoạt hành vi bền vững và hệ quả của việc đẩy nhiều thông tin trong lúc tham quan phần Siêu thị của Tương lai (Supermarket of the Future)
Ứng dụng: Thông báo chính sách sắp tới liên quan đến lựa chọn người tiêu dùng với bền vững thực phẩm.

Continue reading “Người tiêu dùng sử dụng thông tin về bền vững để giảm thức ăn dư thừa”

Behavioral Science · Policy · Tư liệu từ nguồn khác

Đổi thưởng dặm bay để điều chỉnh tình trạng béo phì tại Canada

Nguồn: BEHAVIOURAL INSIGHTS AND PUBLIC POLICY: LESSONS FROM AROUND THE WORLD © OECD 2017

Quốc gia:Canada
Lĩnh vực: Y tế công cộng
Cơ quan thực hiện: Cục y tế công cộng Canada
Thời điểm bắt đầu triển khai: 1/4/2013
Thời điểm kết thúc: 30/6/2016
Mục tiêu: tăng mức độ vận động thể chất và giảm béo phì cho người dân Canada
Phương pháp: Dự án thí điểm – khuyến khích bằng cách thưởng dặm bay tại 15 Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (Young Men’s Christian Association- YMCA) trên khắp Canada
Ứng dụng: dùng chương trình điểm thưởng hội viên (loyalty points) trong lĩnh vực y tế công cộng để thay đổi hành vi tích cực.

Kết quả hình ảnh cho canada obesity

Continue reading “Đổi thưởng dặm bay để điều chỉnh tình trạng béo phì tại Canada”

Behavioral Science · Policy · Tư liệu từ nguồn khác

Quảng cáo gây nhầm lẫn (Misrepresentation in advertising)

Nguồn: BEHAVIOURAL INSIGHTS AND PUBLIC POLICY: LESSONS FROM AROUND THE WORLD © OECD 2017

Quốc gia: Israel
Lĩnh vực: Bảo vệ người tiêu dùng
Cơ quan: Cục Thương mại Công bằng và Bảo vệ người tiêu dùng (CPFTA)
Mục đích: Xem xét ảnh hưởng của quảng cáo gây nhầm lẫn có thể xóa bỏ hay không, khi chuyện đã rồi (after the fact)
Phương pháp: Cơ sở lý luận được thực hiện bởi Phòng Kinh tế của CPFTA
Ứng dụng: áp dụng thấu hiểu hành vi vào việc đánh giá trường hợp công ty xây dựng và giúp CPFTA đưa ra các quyết định hành pháp cũng như tố tụng pháp lý.

Kết quả hình ảnh cho misleading advertising

Sự việc
Tháng 1-2/2015, một công ty xây dựng của Israel phát động chiến dịch quảng cáo để tiếp thị cho các căn hộ đang xây, dùng chữ “Giá mục tiêu”. Thuật ngữ này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, vì nó liên quan đến 1 chương trình của Bộ Xây dựng và Nhà ở của nước này cho phép người mua căn hộ lần đầu và bất kỳ ai muốn cải thiện tình trạng nhà ở hiện tại của mình để mua 1 căn hộ mới với mức giá thấp hơn 20% giá thị trường trong cùng khu vực như các căn hộ khuyến mãi.
Chương trình “Giá mục tiêu” được quảng bá rộng rãi trên truyền thông, đặc biệt trong tình trạng thiết hụt nhà ở tại Israel, và thuật ngữ này rất gần với thông cáo của Bộ Xây dựng và Nhà ở, do chính Bộ này giám sát về thuật ngữ. Công ty xây dựng có hai lập luận mâu thuẫn nhau về vấn đề này. Một, công ty cho rằng thuật ngữ “Giá mục tiêu” là một diễn đạt chung nói rằng dự án đang được mở bán với giá thấp hơn giá thị trường, và không chỉ ra cụ thể vào chương trình của Bộ. Hai, và quan trọng hơn, công ty cho rằng đã nỗ lực thông báo cho người tiêu dùng, khi chuyện đã rồi, rằng đây không phải là chương trình của chính phủ. Công ty do đó tuyên bố với những nỗ lực thông báo cho người tiêu dùng nhiều cách khác nhau rằng đây không phải là một chương trình của chính phủ, là đủ để bãi bỏ các hệ lụy của quảng cáo gây nhầm lẫn.

Continue reading “Quảng cáo gây nhầm lẫn (Misrepresentation in advertising)”

Policy · Tư liệu từ nguồn khác

Tổ chức Y tế thế giới đang trở thành nhóm vận động hành lang cao cấp (glorified)

Có ai đó đã từng nguyền rủa Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không? Mỗi lần cơ quan này tổ chức hội thảo để bàn luận về ‘đại dịch’ (‘epidemic’) của những căn bệnh liên quan đến lối sống, khùng hoảng y tế công thực sự bắt đầu. Khi WHO họp ở Moscow cho hội nghị toàn cầu về kiểm soát thuốc lá năm 2014, Tây Phi gặp phải đại dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử. Khi hội thảo tương tự diễn ra ở Delhi năm 2016, thành phố bị bao trùm (engulfed) bởi đợt sương khói (smog) tệ nhất trong lịch sử 17 năm qua (kinh khủng đến mức khi tôi nhìn thấy một đại biểu từ đoàn Hành động về Hút thuốc lá và sức khỏe phát biểu ở London 1 tuần sau đó, cô ta vẫn còn ho).

Kết quả hình ảnh cho Anti world health organization

Continue reading “Tổ chức Y tế thế giới đang trở thành nhóm vận động hành lang cao cấp (glorified)”

Behavioral Science · Chính sách công · Policy · Tư liệu từ nguồn khác

Thấu hiểu hành vi và chính sách công – Những ví dụ điển hình (OECD)

Các bạn đọc giả thân mến,

Trong thời gian tới đây, tôi sẽ bắt đầu cho đăng nhiều kỳ, trích nội dung từ tài liệu “Behavioral insights and public policy – lessons from around the world” của OECD (2017) – OECD là Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)

Định nghĩa về Thấu hiểu hành vi (Behavioural Insights): Một phương pháp quy nạp (inductive approach) với quá trình làm chính sách, kết hợp giữa thấu hiểu về tâm lý, khoa học nhận thức, và khoa học xã hội với kết quả kiểm chứng bằng dữ liệu để khám phá cách con người đưa ra sự lựa chọn.

Những ví dụ về “Thấu hiểu hành vi” (THHV) khởi nguồn từ khoa học hành vi và xã hội, bao gồm ra quyết định, tâm lý học, khoa học nhận thức, khoa học thần kinh, hành vi của tổ chức và nhóm đang được áp dụng bởi chính phủ các nước với mục tiêu làm cho chính sách công hiệu quả hơn. Khi THHV ngày càng quan trọng trong việc định hướng và thực thi chính sách công, nó đặt ra các quan tâm về tính hiệu quả và điểm mấu chốt (underpinning) mang tính triết lý về các ứng dụng này. Liệu các thí nghiệm ở quy mô nhỏ có thể được nhân rộng và áp dụng rộng rãi không? Các chính sách dựa trên phân tích hành vi có “đứng vững” trong dài hạn? Bằng cách nào mà ta có thể tránh việc sử dụng THHV phi đạo đức? Liệu THHV có thể mở đường cho các lĩnh vực chính sách, xa hơn là chính sách người tiêu dùng đã chứng tỏ được áp dụng rộng rãi nhất trong THHV?

Báo cáo cho thấy việc sử dụng kết quả THHV không còn là phong trào (move beyond a trend). Lãnh đạo cơ quan nhà nước ủng hộ việc sử dụng THHV, và có rất ít sự phản đối trong nội bộ chính phủ với việc áp dụng THHV. Nếu có bất đồng hay chỉ trích gì về việc này, đa phần là do tổ chức không chịu tiếp thu thay vì là bản chất cách tiếp cận của THHV. Rào cản lớn trong việc sử dụng THHV trong cơ quan quản lý không phải là thiếu nguồn lực thực hiện các bài kiểm tra hay thí nghiệm, hay các lo ngại về đạo đức. Ở nhiều nước, các nguyên tắc đạo đức được tích hợp vào giai đoạn thiết kế và phát triển phương pháp về hành vi, phải tuân theo tiêu chuẩn trực tiếp liên quan (pertain) đến lợi ích công và bảo đảm sự có tồn tại sự chọn lựa.

THHV vẫn được áp dụng rất nhiều ở các lĩnh vực như bảo vệ người tiêu dùng và lựa chọn trong các lĩnh vực. Việc áp dụng phân tích hành vi có tiềm năng ngày càng lớn, ví dụ là nó giúp ích cho các cơ quan quản lý với việc ra quyết định hay thay đổi hành vi với các tổ chức công và tư. Nếu muốn phân tích hành vi đạt được kết quả tốt nhất, nguyên tắc và tiêu chuẩn định hướng phải được thiết lập để hướng dẫn việc áp dụng về sau và duy trì lòng tin của các cơ quan nhà nước và người dân. Dữ liệu tốt hay đáng tin cậy là yếu tố quyết định nếu THHV trở thành công cụ chính sách mạnh mẽ, và kết quả cần được công bố và chia sẻ rộng rãi. Các thí nghiệm và việc sử dụng kết quả phát hiện được về mặt học thuật đóng vai trò tối quan trọng với các chuyên gia về hành vi trong chính sách công.

Về báo cáo này của OECD: http://www.oecd.org/gov/regulatory-policy/behavioural-insights.htm

Uncategorized

Kế hoạch của châu Âu về Trí tuệ nhân tạo (AI) và Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Ngày 10 tháng 4 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã tổ chức Ngày kỹ thuật số 2018, với Tuyên bố chung về Trí tuệ nhân tạo của đại diện 25 nước châu Âu, cam kết hợp tác và thực hiện các chính sách cần thiết để tận dụng triệt để công nghệ này.

Bản Tuyên bố nhằm đưa ra lộ trình hợp tác giữa các nước thành viên để đẩy mạnh xu thế (uptake) của AI ở châu Âu, như bảo đảm nguồn vốn cho nghiên cứu, phát triển và sáng tạo hay khuyến khích chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới, trong khi cũng đảm bảo lòng tin của công dân vào công nghệ này.

Continue reading “Kế hoạch của châu Âu về Trí tuệ nhân tạo (AI) và Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”

Policy · Uncategorized

Hai kỳ họp 2018 của Trung Quốc: Hàm ý cho các Tập đoàn đa quốc gia tại Trung Quốc

Những điểm mấu chốt

  • Hai kỳ họp năm 2018 chứng kiến cuộc tái cơ cấu vĩ đại nhất của chính phủ trong nhiều thập niên qua, cũng như quyền lực kiểm soát của Đảng ngày càng tăng mở rộng đến các khía cạnh nhà nước và xã hội.
  • Cuộc tái cơ cấu chính phủ đòi hỏi các doanh nghiệp nước ngoài ‘sàng lọc’ lại mối quan hệ với các bên và đánh giá mục tiêu của mình với mục tiêu quốc gia của Trung Quốc.
  • Mâu thuẫn thương mại càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc xem lại tầm ảnh hưởng của mâu thuẫn này và cân bằng với chiến lược quan hệ chính phủ ở cả Washington và Bắc Kinh.

Continue reading “Hai kỳ họp 2018 của Trung Quốc: Hàm ý cho các Tập đoàn đa quốc gia tại Trung Quốc”